Ghi chú Trận_Thuận_Xương

  1. Tống sử chép là “Cát vương Tụ”, Tục tư trị thông giám chép là “Cát vương Bao”, sau này là Kim Thế Tông
  2. Nay là Khai Phong, Hà Nam
  3. Nay là Phụ Dương, An Huy
  4. Qua Khẩu (涡口) là nơi sông Qua chảy vào sông Hoài, nay là đông bắc Hoài Viễn, An Huy
  5. Nay là Hoài Dương, An Huy
  6. Quải tử (拐子) là cách gọi miệt thị đối với người tàn tật, còn có nghĩa là kẻ mìn, kẻ dỗ người đem bán
  7. Công kiên (攻坚) có nghĩa là tấn công kẻ địch mạnh, hoặc công sự phòng ngự kiên cố, ý nói giải quyết những vấn đề khó khăn
  8. Cự mã (拒马) là một loại rào chắn kỵ binh
  9. Nay là Phượng Dương, An Huy
  10. Nay là Thọ, An Huy
  11. Nay là Nhữ Nam, Hà Nam
  12. Tống sử chép là Si xa (痴车), Tục tư trị thông giám chép là Xi Vưu xa (蚩尤车). Đây là một phương tiện vận chuyển vật nặng đời xưa. Mạnh Nguyên Lão (Tống) – Đông Kinh mộng hoa lục, Bàn tái tạp mại chép “Hựu hữu tái cự thạch đại mộc, chích hữu đoản thê bàn nhi vô luân, vị chi Si xa, giai tỉnh nhân lực dã.”
  13. Dương mã viên (羊马垣, viên là chuồng gia súc), quen gọi là Dương mã tường (羊马墙也) hay Dương mã thành (羊马城) là một loại công sự phòng ngự ở phía ngoài và kề bên thành đời xưa. Thông điển, Binh 5: “Vu thành ngoại tứ diện hào nội, khứ thành thập bộ, canh lập tiểu cách thành, hậu lục xích, cao ngũ xích, nhưng lập nữ tường, vị chi Dương mã thành.” Dương mã viên hay Dương mã tường là bức tường đất có chiều cao từ 30 m trở lên, trên tường có nhiều lỗ châu mai. Dương Mã viên thường được đặt ở giữa con hào (tức Hộ thành hà) và tường thành. Vào mùa đông, con hào bị đóng băng, khi ấy Dương mã viên sẽ có vai trò vô cùng quan trọng
  14. Tống sử chép là A Hắc, Tục tư trị thông giám chép là A Khắc Thuận Sát
  15. Tống sử chép là Bạch Sa Qua, Tục tư trị thông giám chép là Bạch Long Qua
  16. Tống sử chép là Diêm Sung, Tục tư trị thông giám chép là Lư Sung
  17. Hề xa (奚车, hề/奚 nghĩa là đứa ở) là một loại xe thường được quân đội nhà Kim sử dụng. Ngày nay không thể tìm được sử liệu ghi chép về hình dáng hay công dụng của loại xe này. Tương truyền loại xe nay do người Khiết Đan chế tạo ra, nên bị người Nữ Chân miệt thị, gọi là Hề xa
  18. Long Đức cung (龙德宫) vốn là phủ đệ của Đoan vương Triệu Cát ở Đông Kinh. Sau khi Triệu Cát lên ngôi, tức Tống Huy Tông, sửa vương phủ làm cung điện; về sau Huy Tông nhường ngôi, rời hoàng cung, lại ra sống ở tòa cung điện này. Cung Long Đức nằm ở thành ngoài, dựa vào bờ tường của hoàng thành, là tòa kiến trúc nằm giữa công viên rừng ở bờ bắc sông Cảnh Long
  19. Nga xa (鹅车, nghĩa đen là xe ngỗng) là một loại chiến xa đánh thành đời xưa. Nga xa là sự kết hợp về cấu tạo và công dụng của hai loại chiến xa: Động ốc và Vân thê. Động ốc (洞屋, nghĩa đen là nhà hang) hay Động tử (洞子, cái hang) có vẻ ngoài như căn nhà nhỏ (tiểu ốc), bên dưới được lắp 4 bánh, trên mái được trùm bởi ít nhất một lớp da, nhằm che chở cho binh sĩ khi áp sát tường thành. Vân thê (云梯, nghĩa đen là thang mây) là một loại xe có lắp thang, giúp binh sĩ trèo lên thành
  20. Tả hộ quân là đội quân của Lưu Quang Thế. Sau khi Lưu Quang Thế bị bãi binh quyền thì phát sanh nội loạn, chịu phân rã và sáp nhập vào các cánh quân khác
  21. Nay là Bắc Kinh

Liên quan